Kinh Nghiệm Chọn Mua Chó Con

Thứ Sat,
16/02/2019
Đăng bởi Fami Pet

Khi có ý định muốn sở hữu một chú cún. Bạn thường sẽ muốn mua ngay một con mang về nhà. Tuy nhiên, bạn không nên vội vàng hành động. Bạn cần phải tìm hiểu giống chó kỹ lưỡng, lựa chọn chó con từ nguồn cung cấp uy tín. Ví dụ : nhà lai tạo, trại động vật, nhóm cứu hộ... Sắp xếp nhà cửa để đón thêm thành viên mới. Để cho bản thân cũng như chú chó con có được một cuộc sống hạnh phúc và mối quan hệ lâu dài. Bạn nên dành thời gian tìm hiểu thông tin và học hỏi nhiều thứ cần thiết trước khi quyết định chọn mua chó con.

1. Người bán chó là ai?

Mua chó ở đâu?

- Cần tìm hiểu kĩ uy tín của người bán trước khi mua. Nên mua cún đc sinh tại nhà có chó mẹ chăm lúc nhỏ và các trại chuyên nghiệp. Với các giống chó thuần chủng, có nguồn gốc ta có thể xem và đoán chất lượng chó con thông qua bố mẹ, ông bà của nó. Tránh được các bệnh truyền nhiễm và di truyền.

- Để tìm ra cho mình một địa chỉ bán chó có uy tín. Nhiều khi chúng ta cứ tin tưởng là ở hộ gia đình nuôi là chắc ăn nhất (chó không bị bệnh, đúng giống nòi) nhưng thực chất có khi không phải vậy. Vào một hộ nuôi ta nhìn thấy có chó mẹ, thậm chí có cả chó cha thì ta tin chắc bầy chó con đó là của chúng. Nhưng chúng ta có biết đâu rằng, những con chó con đó đã được ghép từ một bầy chó khác. Hoặc có khi còn được lấy từ ngoài chợ về.

muốn mua chó cần biết nguồn gốc của chó ở đâu

Nhất là vào thời điểm những giống chó đó hút hàng. Chủ hộ nuôi ham vì lợi nhuận, mang về bán kiếm lời. Vì chó bán ở hộ gia đình bao giờ cũng dễ và bán được giá cao hơn. Cho nên người mua phải hết sức cẩn trọng trong vấn đề này.

- Không nên chọn mua chó con ở các chợ chó không rõ nguồn gốc nhốt nhiều loại cún với nhau. Đa phần cún ở đây thường hay nhiễm các loại bệnh truyền nhiễm.

Những lưu ý khi mua cún

- Nếu xác định mua cún. Thì yêu cầu người bán cung cấp sổ khám bệnh để tiện theo dõi việc chích ngừa vaccin và sổ giun. Cún con được bán thường từ 1,5 - 2 tháng trở lên lúc đã ăn cháo được và dứt sữa mẹ. Thời điểm này tối thiểu phải được tiêm phòng 1 lần và sổ giun một lần.

- Cần người bán cung cấp chế độ ăn và các thức ăn mà cún đang được cho ăn. Vì nếu thay đổi đột ngột thức ăn sẽ khiến bộ tiêu hóa của cún không thích nghi và sẽ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

- Cam kết rõ ràng với người bán về các điều khoản về giá cũng như chế độ bảo hành sức khỏe cún, nguồn gốc cún để tránh những tranh cãi không đáng có về sau.

2. Quan sát và chọn mua chó con phù hợp

Chọn chó như nào?

- Nên mua cún từ 2 tháng tuổi trở lên để tiện chăm sóc.

- Xác định giống chó mình muốn mua, nuôi một con chó ở trong nhà, trong vườn, hay ở nông trại, phải thảo luận rõ ràng thật chính xác là nên nuôi loại chó nào thật thích hợp ví dụ như: giống to,nhỏ, lông ngắn, dài.... tham khảo ý kiến bạn bè và các tài liệu về giống chó đó trên Internet để xác định rõ tránh mua nhầm cún không như mục tiêu mình đề ra

- Trước khi đến xem cún nên điện thoại trước dặn người chủ cún đừng cho ăn khi mình đến xem cún. Cún ăn quá no với cái bụng to uỳnh, có đứa ăn no sẽ bỏ đi ngủ ngay, lúc đó sẽ rất khó quan sát lựa chọn.

Kiểm tra sức khỏe khi chọn mua chó con

- Đối với chó con thuần chủng thường có các tài liệu tiêu chuẩn về trọng lượng cân nặng của cún. Từ đó làm giới hạn kiểm tra độ phát triển của cún có đạt không.

- Để ý môi trường sống xung quanh của cún. Xem có phải là môi trường chăm sóc tốt không.

- Kiểm tra độ linh hoạt năng động của cún khi chúng ta tung đồ chơi với nó. Tránh lựa những em thụ động ủ rũ.

Kiểm tra sức khỏe khi chọn mua chó con

- Kiểm tra mũi cún : Gương mũi hơi ẩm ướt và đen sẫm là sức khỏe tốt (Một số cún có gương mũi bẩm sinh màu hồng như husky...). Mũi khô và hơi sừng hoặc chảy nước mũi trong, sệt là chó đang không khỏe.

- Kiểm tra xem chó có bị ho, khò khè khi thở và hắt xì thường xuyên không, nếu có là đang bệnh không nên mua.

- Kiểm tra mắt : Mắt lanh lợi trong sáng. Không được ướt, chảy ghèn, chảy nước mắt, hoặc ửng đỏ do viêm kết mạc. Có một số cún mang yếu tố di truyền hai mắt không đồng màu đây là lỗi do đồng huyết.

- Kiểm tra miệng 2 bên mép miệng màu nâu sẩm là tốt, nếu nhợt nhạt cũng không ảnh hưởng lắm do bẩm sinh.

- Kiểm tra hệ khung xương sờ nắn và quan sát khi cún đi tự nhiên. Cái này nên kết hợp với các bảng tiêu chuẩn của từng giống chó sẽ có độ chính xác cao. Nhìn chung thì phải có dáng đi thoải mái chân không xiêu vẹo hoặc cong, hoặc rung khi di chuyển.

- Kiểm tra phần hậu môn xem có khô ráo không. Ướt, hoặc bết là em nó có khả năng đang bị tiểu chảy.

- Kiểm tra bộ phận sinh dục. Xem có bị mủ trắng hoặc xanh không...nếu bị là đang bị viêm nhiễm.

- Kiểm tra tai xem có sạch, có ve rận không. Vùng bụng có bị nổi nhiều mụn không

- Kiểm tra lông da. Xem có các triệu chứng về các bệnh ngoài ký sinh trùng hay nấm da không. Chó có bộ lông mịn bóng mượt là sức khỏe tốt. Nếu chó đang trong thời kỳ thay lông, thì bộ lông chó có thể xơ xác. Nhưng phải chú ý là không có những dấu chấm đỏ trên da. Vì nếu có, khả năng chó đang bị viêm da là 99%. Tất nhiên, bệnh này có khả năng chữa được xong khá mất thời gian.

- Kiểm tra về tính cách của cún để phù hợp với nhu cầu của mình. Tung đồ chơi và cho cún ăn 1 ít thức ăn khô để kiểm tra tính hung hăng cũng như tính hiền của cún. Đối với các dòng chó mua với mục đích bảo vệ huấn luyện thì nên tìm hiểu thêm về các tài liệu về tính cách và điều hướng chó con để mà áp dụng phù hợp.

Lưu ý: Những biểu hiện này cần phải quan sát trong thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng trở lên. Nên sắp xếp và hẹn trước thời gian với người bán.

3. Vận chuyển cún và những vấn đề cần chuẩn bị khi trước cún về nhà

Vận chuyển chó

- Nếu vận chuyển chó đi xa như từ Hà nội vào Sài gòn thì tiêm thêm một mũi Vitamin tổng hợp. Bảo đảm rất tốt cho sức khỏe của chó con khi di chuyển. Và một liều an thần nhẹ để chó không quá hoảng sợ trong quá trình di chuyển. Nên sử dụng các loại chuồng chuyên dụng hoặc các giỏ đựng lớn để cún được thoáng không khí và nằm xoay trở được dễ dàng.

- Nếu di chuyển gần cũng không nên ôm vào lòng ngồi trên xe trong một thời gian dài. Cún sẽ hoảng sợ khi ra đường, ảnh hưởng đến tính cách của chúng sau này.

những vật dụng cần chuẩn bị khi mua chó con về

Chuẩn bị nơi ở cho cún

- Chuẩn bị chỗ nằm cho cún được thoáng mát, có đủ ánh sáng. Nó có thể tắm nắng vào buổi sáng rất tốt diệt khuẩn và bổ sung vitamin D phòng ngừa bệnh còi xương. Không nên cho cún nằm trực tiếp trước điều hòa và quạt gió để tránh bị nhiễm lạnh. Tránh để ở những nơi cao không an toàn khiến cúng bị té ngã...Hệ khung xương lúc này của cún rất yếu.

- Lúc mới về không nên tắm ngay nếu hôi thì dùng phấn tắm khô. Nếu tắm cún rất dễ bị viêm phổi và kế phát sang các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.

- Thời điểm đầu tiên mang bé vào nhà, bạn nên bước vào nhà trước các bé. Đừng để các bé bước vào nhà trước

Những điểm cần lưu ý khi cún mới về nhà

- Những ngày đầu tiên mang về cún con rất hay kêu la, hay thậm chí là hú đối với chó tầm 4-5 tháng. Vì chó nhớ hơi chó mẹ, và nhớ nguồn cung cấp sữa của chó mẹ. Bản năng chó con hay ngậm vú chó mẹ mặc dù chó mẹ đã ngừng cấp sữa. Bạn cần nên lấy một tấm vãi mà chó mẹ hay nằm mang về để giữ mùi cho chó con quen.

- Đặc điểm của các giống chó là xuất xứ từ chó sói hoang dã từ thời xa xưa, chó hú khi trăng tròn, khi giao tiếp với đồng loại. Đây là đặc tính khi con người thuần hóa đã được loại bỏ, nhưng một số cá thể vẫn còn lưu giữ. Vì vậy nếu như bạn thấy chó của bạn hú, đừng lo sợ và e ngại. Đó là bản tính không phải như lời đồn đại không tốt là điềm xấu các bạn nha. Sau khoảng 3 -4 ngày gần người cún sẽ hết kêu.

Huấn luyện chó

- Chó con gần khoảng 1 tuổi sẽ hay cắn xé. Vì vậy bạn nên mua những đồ chơi bằng cao su hoặc những khúc xương ống để chó ngặm.

- Khi mang cún về bạn lưu ý rằng phải cho bé biết bạn là chủ của bé, bạn là tấm gương cho bé làm theo. Cún con có thể huấn luyện kể từ 2 tháng tuổi từ những bài huấn luyện cơ bản nhất, như gọi tên, kêu lại, đi vệ sinh đúng chỗ, không sủa bậy,…

- Bởi là chó con nên chúng rất cần vận động. Nên ít nhất bạn dành ra từ 1,5-2 giờ để chơi cùng chúng, tạo liên kết giữa bạn và chúng. Sử dụng những đồ chơi hay thức ăn huấn luyện để tập cho bé những bài thói quen tốt. Khi bé không ngoan thì bạn cũng sẽ không khen và thưởng cho bé nha.

- Chó và mèo là 2 động vật không phải lúc nào cũng ở gần nhau được, phải nói là tùy vào các cá thể. Vì vậy khi mang cún về nếu nhà bạn có nuôi mèo, tốt nhất hãy để bé cún làm quen dần với mèo nha.

- Một lưu ý cho bạn là không nên quát mắng các bé cún nha. Có những ngôn ngữ cún sẽ không hiểu được bạn đâu. Vì vậy nếu yêu thương cún bạn đừng la quát các bé. Hãy cho các bé biết những lúc các bé sai bằng cách bắt bé làm một việc mà không được nhận phần thưởng.

- Cún là động vật sống theo bầy đàn. Vì vậy bạn phải cho các bé biết bạn là chủ của các bé để có thể cho các bé vào kỷ luật. Để không gây phiền đến ông bà cha mẹ, hay hàng xóm, có những hàng xóm khó tính.

Hy vọng với những chia sẻ trên của FamiPet bạn có thể chọn cho mình một chú cún con thật phù hợp.

———————————————————————————

Mời bạn ghé thăm Siêu thị cho thú cưng FamiPet tại 209 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Link facebook: https://www.facebook.com/famipet.vn

HotLine: 0912 14 66 22

Viết bình luận:
Hotline: 0865056669
popup

Số lượng:

Tổng tiền: