Tắm cho chó con như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

Thứ Fri,
15/02/2019
Đăng bởi Fami Pet

Việc tắm cho chó đã không hề đơn giản, tắm cho chó con thậm chí còn phức tạp hơn nhiều. Bởi chó con thể trạng còn yếu ớt, cơ thể dễ tổn thương. Bạn hãy tưởng tượng như khi bạn phải tắm cho em bé vậy. Chúng ta cần hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng, tinh tế. Vậy thì cún con cũng vậy, bạn cũng cần phải tắm cho chó con hết sức cẩn thận. Nhiều người tắm cho chó con thường làm không đúng cách, như vậy có hại nhiều hơn là có lợi. Hay nhiều người khá e dè, ngần ngại sợ làm đau bé nên không dám tắm cho cún. Vậy trong bài viết hôm nay, FamiPet sẽ cùng các bạn tìm hiểu cách tắm cho chó con cũng như những điều bạn cần lưu ý trong quá trình tắm.

I. Những câu hỏi thường gặp khi tắm cho chó con

Tắm cho chó con như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

Tắm cho chó con giúp cún thêm sạch sẽ

1. Có cần thiết phải tắm cho chó con không?

Câu trả lời là có. Bởi vì:

  • Chó được bao phủ bởi lớp lông dày và dài. Điều này làm cho cơ thể chó không thể tiết được mồ hôi cả những khi vận động nhiều. Sự trao đổi khí, tỏa nhiệt ở cơ thể chó cũng bị hạn chế. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi trùng và ký sinh trùng sản sinh và gây bệnh về da. Do đó cần phải tắm cho chó để loại bỏ mồ hôi, giúp làm thông thoáng lỗ chân lông.
  • Với khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam, việc tắm cho chó là cần thiết. Bởi vì có rất nhiều các bụi bẩn dễ bám vào da và lông chó làm vón cục, bết. Điều này tạo cơ hội cho ve, rận tấn công.
  • Nhiệt độ cơ thể của chó cao hơn nhiệt độ của người. Vậy nên khả năng chịu nóng rất kém. Do đó cần tắm cho chó con thường xuyên để bé được thoải mái và hạn chế một số bệnh.

2. Tắm cho chó con với tần suất thế nào là phù hợp?

Tùy thuộc vào môi trường sống, loại lông, giống chó mà có những tần suất tắm khác nhau. Về cơ bản chúng ta không nên tắm cho chó con quá thường xuyên. Tắm quá nhiều sẽ làm giảm độ bóng mượt của lông, gây khô da, thậm chí là tổn thương da.

  • Đối với chó con nuôi trong nhà: 1 tuần/lần.
  • Đối với chó con nuôi ngoài trời: 10 ngày/lần.
  • Đối với chó con thuộc các giống lông dài như Poodle: 1 - 2 lần/tuần.

3. Nên và không nên tắm cho chó con khi nào?

Tắm cho chó con cũng cần phải chọn thời điểm thích hợp không phải thích tắm lúc nào thì tắm.

Những thời điểm nên tắm cho chó con:

  • Da và lông cún có quá nhiều bụi bẩn, dịch nhầy,...
  • Lông chó rụng quá nhiều và vương vãi ở nhiều nơi, bạn cần tắm cho chó con để loại bỏ lượng lông rụng đó.
  • Cơ thể của cún bắt đầu bốc mùi khó chịu.
  • Trên cơ thể cún có nhiều lớp da chết đóng thành đám, vảy.
  • Khi trời nắng ráo.

Những thời điểm không nên tắm cho chó con:

  • Ngay sau khi ăn.
  • Nhiệt độ ngoài trời quá thấp (dưới 18°C).
  • Thời tiết âm u, ẩm ướt.
  • Chó con còn quá bé, chó sơ sinh còn đang bú mẹ.
  • Chó bị ốm.
  • Cún con mới được tiêm phòng.

II. Hướng dẫn cách tắm cho chó con

Tắm cho chó con như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

Hãy tắm cho cún thật nhẹ nhàng

1. Trước khi tắm cho chó con

Bạn cần chuẩn bị môt số công việc sau trước khi tắm cho cún:

  • Cho chó đi dạo, đi tiểu tiện và đại tiện trước khi vào tắm để đề phòng "sự cố".
  • Chải lông và loại bỏ những sợi lông rụng cho cún. Bạn nên sử dụng loại lược chuyên dụng để chải lông cún để loại bỏ tối đa lông rụng. Việc này vừa giúp bạn bớt tốn sức loại bỏ chúng khi tắm, vừa tránh lông đóng cục trên cơ thể cún.
  • Nên cắt bớt móng cho cún trước khi tắm để đề phòng chó kháng cự và làm bạn bị thương.
  • Giữ bồn tắm cho cún thật sạch sẽ.
  • Điều chỉnh nhiêt độ nước từ 36 - 38°C hoặc bằng nhiệt độ cơ thể cún.
  • Chuẩn bị khăn tắm, khăn lau, sữa tắm cho cún.

2. Khi tắm cho chó con

  • Nhẹ nhàng đưa cún vào bồn tắm. Đừng gọi cún hoặc ra lệnh ép cún đi tắm. Điều này có thể phản tác dụng và khiến cún không nghe lời bạn nữa. Hãy nhẹ nhàng bế bé lên và đưa bé vào phòng tắm. Dùng khăn mềm lau vành tai và hậu môn để loại bỏ lượng chất bẩn trước khi tắm. Đổ một lượng vừa đủ sữa tắm vào khăn tắm hoặc bọt biển, vò nhẹ để tạo bọt. Hãy thoa thật nhẹ nhàng từ dưới chân lên và gãi nhẹ để mát xa cho bé. Thường xuyên nói chuyện để cún không bị căng thẳng.
  • Sau khi chà sạch người thì bạn hãy nhẹ nhàng bế bé ra khỏi bồn tắm. Chú ý không để bé lên mặt sàn vì chúng rất trơn và lạnh. Thay nước mới và xả sạch bọt trên thân cún.

3. Sau khi tắm cho chó con

  • Lau người thật sạch cho bé và sấy lông nếu có thể. Một số giống chó lông rất dày và khó khô nên bạn hãy làm khô chúng hết sức có thể để đề phòng rụng lông và nấm mốc.
  • Sấy và chải lông cho cún để gỡ những cục lông rụng vón cục trên người bé.
  • Quấn một chiếc khăn sạch và đã được làm ấm quanh người bé và đưa bé ra khỏi phòng. Bạn thấy đấy, tắm cho chó con đâu có quá khó khăn phải không!

III. Những điểm cần lưu ý khi tắm cho chó con

Tắm cho chó con như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

Nên lưu ý một số điểm khi tắm cho chó con

Bạn cần phải lưu ý một số điểm sau khi tắm cho chó con:

  • Không tắm quá lâu. Cún có thể bị cảm lạnh, sốt.
  • Tránh cho nước chảy vào mắt, tai, mũi cún. Bạn có thể dùng bông nút vào 2 tai cún để hạn chế nước chảy vào tai.
  • Không dùng vòi xịt nước vào người chó.
  • Tránh cho nước chảy vào mắt, mũi, tai của mèo.
  • Không giữ chặt người chó nếu chó có dấu hiệu giãy ra.
  • Không dùng sữa tắm của người hay mèo. Vì một số loại sữa tắm không dành cho chó có axit và có thể gây hại cho chó.
  • Với những chú chó bị viêm da, bạn nên sử dụng sữa tắm theo chỉ định của bác sĩ thú y.
  • Nên chọn loại máy sấy có độ ồn trung bình 65dB (tương tự độ ồn khi nói). Khi sấy điều chỉnh nhiêt độ vừa phải hoặc mát là tốt nhất. Điều này giúp bảo vệ lông và da của cún cũng như giúp cún không bị sốc nhiệt khi ra ngoài.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tắm cho chó con. Hãy thường xuyên theo dõi những bài viết được FamiPet cập nhật hàng ngày để biết thêm nhiều mẹo cũng như hướng dẫn tất tần tật về thú cưng nhé! Chúc các bạn thành công!


Mời bạn ghé thăm Siêu thị cho thú cưng FamiPet tại 209 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Link facebook: https://www.facebook.com/famipet.vn

HotLine: 0912 14 66 22

Viết bình luận:
Hotline: 0865056669
popup

Số lượng:

Tổng tiền: