Phương pháp chăm sóc khi chó bị bệnh

Thứ Mon,
18/02/2019
Đăng bởi Fami Pet

Chắc hẳn không ai có thể vui vẻ khi chú cún cưng trong nhà bị ốm. Tiến trình hồi phục của chó ốm phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc của chủ. Vậy phương pháp chăm sóc khi chó bị bệnh như thế nào là hợp lí? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

1. Nhận biết triệu chứng chó bị bệnh

Theo dõi hoạt động hàng ngày của cún cưng

Để có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh, bạn cần ghi chép lại thường xuyên các hoạt động, thói quen của cún cưng mỗi ngày: thời gian thường đi vệ sinh, thời gian ăn, lượng ăn,... Cách làm này giúp chủ nhận ra sự thay đổi bất thường ở chó và là công cụ hữu ích để bác sĩ chẩn đoán bệnh cho chó.

Nếu cún nhà bạn có các biểu hiện như ăn không tốt trong ngày, tiêu chảy 1 lần, nôn 1-2 lần trong ngày, bồn chồn, ủ rũ thì chú cún đang bị ốm nhẹ, bạn có thể chăm sóc cún tại nhà.

Nhận biết triệu chứng chó bị bệnh 1

Theo dõi hoạt động hàng ngày của cún cưng

Một số triệu chứng khẩn cấp

Khi chó gặp các triệu chứng này, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ và đưa chó đến khám sớm nhất có thể:

  • Chảy máu ồ ạt
  • Nôn mửa và tiêu chảy không ngừng
  • Gãy xương
  • Hôn mê
  • Co giật liên tục trong 1 phút trở lên
  • Khó thở
  • Bí tiểu hoặc đi không ra nước tiểu
  • Ăn phải chất độc
  • Bị các vết sưng tấy lớn ở mặt. mắt hoặc họng

Đây là những triệu chứng chó bị ốm rất nguy cấp, bạn cần đưa bé ra bác sĩ thú y gần nhất để khám và chữa trị.

Một số triệu chứng ít nghiêm trọng hơn

Có một số triệu chứng cho thấy chó bị ốm, bị bệnh nhưng không quá nghiêm trọng, bạn có thể thấy những biểu hiện sau:

  • Sốt
  • Bỏ ăn quá 1 ngày
  • Đi khập khiễng hoặc đau khi di chuyển
  • Bị phù nề
  • Run rẩy hoặc rên rỉ
  • Bị nổi u cục bất thường hoặc u cục sưng to lên
  • Thi thoảng nôn mửa hoặc tiêu chảy, kéo dài hơn 1 ngày
  • Khó đại tiện
  • Uống nước quá nhiều

2. Các phương pháp điều trị tại nhà

Nếu bạn đang ở trường hợp không khẩn cấp thì tất nhiên, những triệu chứng thường gặp này có thể sẽ xử lý luôn. Mình sẽ mách cho bạn vài mẹo để chăm sóc cho chó ốm nhé!

Nhận biết triệu chứng chó bị bệnh 2

Nắm rõ các phương pháp điều trị cún cưng tại nhà

Không cho chó ăn nếu chó bị nôn mửa hoặc tiêu chảy

Với chú cún từ 6 tháng tuổi trở lên đang khỏe mạnh, bạn có thể ngưng cho chó ăn trong 24 giờ nếu chó có triệu chứng tiêu chảy hoặc nôn mửa. Ngoài ra, khi chó có triệu chứng này, bạn cũng không nên cho chó ăn đồ ăn yêu thích hoặc gặm xương đồ chơi. Nên để chúng nghỉ ngơi một chỗ cho đến khi khỏe lại.

Đảm bảo chó được uống đủ nước

Nước là thành phần không thể thiếu đối với chó. Bạn không bao giờ được hạn chế chó uống nước trừ trường hợp chó bị nôn khi uống nước. Nếu hiện tượng đó xảy ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Cho chó ăn nhạt 1-2 ngày

Sau khi ngưng cho ăn trong 24 giờ và chó của bạn đã khá hơn, bạn có thể cho chúng ăn thức ăn nhạt trong 1-2 ngày. Chế độ ăn nhạt bao gồm 1 phần đạm và 1 phần tinh bột dễ tiêu hóa.

Nguồn đạm thường là phomat từ sữa tách béo hoặc thịt gà (bỏ da và mỡ) hoặc thịt viên luộc. Tinh bột tốt cho chó là cơm trắng. Các loại thức ăn cho ăn cho chó ốm bao giừ cũng được chế biến kỹ càng hơn

Hạn chế chó tập luyện và chạy nhảy

Hãy đảm bảo chó được nghỉ ngơi bằng cách hạn chế chúng tập luyện và chạy nhảy. Bạn có thể đưa chó ra ngoài đi dạo cho thoải mái, nhưng chú ý không để chúng thấy mệt. Điều này đặc biệt cần lưu ý khi chó bị đau chân.

Kiểm soát chất thải của chó

Chú ý lượng phân và nước tiểu của chó khi bị ốm. Nếu bình thường bạn hay để chó tự đi vệ sinh ử ngoài thì khi chúng ốm, hãy đi theo để quan sát lượng chất thải của chúng. Trong khi chó bị ốm, đừng phạt nếu chúng đi vệ sinh không đúng chỗ vì chúng không tự kiểm soát được và có thể sẽ trở nên sợ hãi và lẩn trốn.

Phương pháp chăm sóc khi chó bị bệnh 3

Theo dõi sát sao cún cưng

Theo dõi sát sao

Hãy theo dõi sát các triệu chứng bệnh phòng trường hợp bệnh nặng thêm. Đừng để chó ở một mình cả ngày, hãy đảm bảo bạn có thể kiểm tra tình trạng của chó ít nhất 2 giờ/ 1 lần.

Gọi điện cho bác sĩ

Khi bạn không chắc chắn về triệu chứng hoặc tình trạng bệnh của cún cưng, hãy gọi điện cho bác sĩ để xin lời khuyên hoặc đưa chúng đến bệnh viện.

3. Tạo cho chó của bạn môi trường thoải mái và an toàn

Đừng để chó ở ngoài trời, chó rất dễ bị nhiễm lạnh. Hãy cho chó ở trong nhà, nhất là buổi tối. Hãy cho chó một ổ nằm thoải mái. Bạn có thể dùng chăn có mùi của bạn để đắp cho chó và đạt ổ ở nơi dễ làm vệ sinh như bếp hy phòng tắm.

Khi chó bị ốm, hãy đảm bảo ngôi nhà thật yên tĩnh, hạn chế khách khứa và những tiếng động lớn. Ngoài ra, nếu nhà có nhiều hơn 1 chú chó, hãy cách li chú chó bệnh với những chú chó đang khỏe mạnh. Cho chó ăn thức ăn dành riêng cho chó. Hệ tiêu hóa của chó khác với người, đừng để chó ăn thức ăn giống của bạn. Tương tự, đừng để chó uống thuốc của người. Luôn theo dõi cún cưng để đảm bảo chúng không ăn nhầm các hóa chất độc hại. Hãy đặt các loại hóa chất trong nhà xa tầm với của chó.

Trên đây FamiPet đã hướng dẫn cho bạn các phương pháp chăm sóc khi chó bị bệnh. Hi vọng bài viết sẽ đem lại kiến thức hữu ích cho các bạn yêu cún.

_____________________________________________

Link facebook: https://www.facebook.com/famipet.vn/

Hotline: 0912 14 66 22

Địa chỉ: 209 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

 

Viết bình luận:
Hotline: 0865056669
popup

Số lượng:

Tổng tiền: