Nguyên nhân mèo bị căng thẳng và cách khắc phục

Thứ Sat,
16/02/2019
Đăng bởi Fami Pet

Ai cũng biết, Mèo là loại động vật nghịch ngợm và thông minh. Vậy mèo có dễ mặc trầm cảm hay bị căng thẳng giống con người chúng ta không?

Câu trả lời là hoàn toàn có. Cũng giống như con người, mèo rất dễ bị căng thẳng và buồn rầu. Chúng cũng có cảm xúc như chúng ta. Với hoạt động rượt đuổi, vui chơi, săn bắt chuột và côn trùng, hay cả viếc thích “đi tuần”, “ đi bụi” mà chúng ta hay cản trở hoặc ngăn cấm mèo. Mèo cũng dễ trầm cảm và căng thẳng nằm im ở nhà, với sự mệt mỏi, chẳng buồn vui chơi hay ăn uống.

Vậy nếu mèo bị căng thẳng, chúng ta phải làm cách nào để nhận ra và khắc phục, trị liệu tâm lí cho chúng. Hãy cùng FamiPet tìm hiểu những kiến thức bổ ích về vấn đề này nhé!

NGUYÊN NHÂN

Có rất nhiều lí do khiến mèo bị căng thẳng và dễ dẫn đến trầm cảm nếu không được chủ phát hiện sớm để có những liệu pháp tâm lí chữa trị.

  • Tiếp xúc với động vật lạ

Là loại động vật có ý thức cao với lãnh thổ và nhạy cảm đối với cách đối xử của chủ nuôi, thì động vật lạ là nguyên nhân lớn dẫn đến sự căng thẳng của mèo.

Khi bạn mang về thêm 1 chú mèo mới hay 1 chú chó lạ, điều đó có nghĩa là “lãnh thổ cai trị” bấy lâu nay của mèo đang bị đe dọa.

Không những vậy, tình cảm của bạn dành cho mèo bấy lâu nay cũng sẽ bị san sẻ ra làm nhiều phần để chia bớt cho động vật lạ kia. Điều đó mèo có thể cảm nhận được qua cách đối xử của bạn. Và căng thăng, stress hay buồn rầu là điều hoàn toàn có thể diễn ra.

  • Người lạ

Người lạ ở đây có thể là chủ mới của mèo hay là khách nhà bạn. Mèo sẽ cảm thấy sự an toàn có thể bị đe dọa, chúng khá ngại tiếp xúc với những gì mới lạ.

Nếu đây là chủ mới thì còn đáng sợ hơn, khi mèo còn nhớ về chủ cũ rất nhiều. Chúng phải xa người đã chăm nuôi chúng suốt thời gian qua, và tiếp xúc với một “hơi thở” hoàn toàn mới.

nguyên nhân mèo căng thẳng và cách khắc phục

Mèo thường có xu hướng sợ người lạ

  • Tiếng ồn lớn, hay sự khó chịu từ âm thanh lạ

Mèo thích sự yên tĩnh. Nhưng những tiếng ồn như xe cộ hãy sấm chớp hay cả tiếng la hét của bạn. Tất cả đều đang phá rối sự yên tĩnh ấy.

Bạn có thể hiểu mèo nhiều khi vui đùa nghịch ngợm là thế nên ngỡ rằng chúng thích tiếng ồn. Không đúng đâu, mèo rất sợ tiếng móng vuốt cào vào phao hay giấy bạc.

Từ những nỗi sợ tiếng ồn, thật dễ để sự căng thẳng đến với mèo. Từ đó mèo dần trầm cảm bên chiếc ổ đệm.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Về dấu hiệu bạn chỉ cần quan sát tinh tế một chút thôi là sẽ nhận ra sự căng thẳng đang tồn tại bên trong chú mèo đáng yêu và dễ thương của bạn.

  • Tâm trạng buồn rầu, suốt ngày nằm quanh ổ đệm
  • Cách đi đứng, di chuyển chậm chạp
  • Luôn cảm thấy sợ hãi với những tiếng động hay những hành vi bình thường từ bạn hoặc người khác.
  • Chảy nước dãi
  • Dễ dàng trở nên hung hăng và phản kháng với ngay cả chính bạn.

PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC

  • Hạn chế sử dụng hình phạt

Nếu mèo làm sai gì đó, hãy nhẹ nhàng và ân cần đến bên mèo. Giảm thiểu tối đa sự trách mắng hay hành động đánh mông mèo dù là nhẹ nhàng nhất cũng không nên. Tất cả những việc đó chỉ làm mèo tăng sự căng thẳng kia lên mà thôi.

  • Tăng thêm sự tương tác gần gũi giữa bạn và mèo

Hãy thể hiện tình yêu lớn lao của bạn dành cho mèo. Hãy bộc lộ nó ra bên ngoài để mèo có thể cảm nhận được qua những hành động quan tâm hay vuốt ve chăm sóc chúng.

Đâu đó, tình cảm của bạn sẽ khiến mèo giảm sự căng thẳng và lại vui đùa với bạn thì sao?

Nguyên nhân mèo bị căng thẳng và cách khắc phục

Gần gũi với mèo hơn để giúp mèo giảm căng thẳng

  • Giảm sự căng thẳng và nhạy cảm của mèo với các dấu hiệu

Bạn hãy kết hợp các hành động này với nhau nhé:

-           Sử dụng giọng nói ở tông vừa phải, không được quá cao dễ khiến mèo mất bình tĩnh.

-           Cho mèo dần tiếp xúc với tiếng động như sấm chớp hay tiếng cào vào giầy bạc nhiều hơn. Nhưng cần tìm hiểu kĩ cường độ và tần suất phù hợp nhé. Việc tiếp xúc thường xuyên sẽ luyện cho mèo quên đi sự sợ hãi.

  • Tìm đến phòng khám để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ thú y

-           Bác sĩ thú ý sẽ cung cấp cho bạn một liệu pháp trị liệu tâm lí cho mèo phù hợp nhất. Các mẹo để sửa đổi thói quen sợ hãi của mèo. Không những vậy, họ còn cung cấp cả các loại thuốc chứa nhiều Pheromone để làm tiêu tan tất cả sự căng thẳng trong não bộ của mèo.

Chúc bạn có thật nhiều kiến thức để hỗ trợ quá trình sống vui sống khỏe bên cạnh chú mèo yêu thương của mình.

———————————————————————————

Mời bạn ghé thăm Siêu thị cho thú cưng FamiPet tại 209 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Link facebook: https://www.facebook.com/famipet.vn

HotLine: 0912 14 66 22

Hotline: 0865056669
popup

Số lượng:

Tổng tiền: