Huấn Luyện Mèo ngừng cắn gặm và cào đồ

Thứ Mon,
18/02/2019
Đăng bởi Fami Pet

Bạn có đang nuôi một chú Mèo thật xinh như tôi? Và chú Mèo xinh xắn ấy có thường xuyên cắn gặm và cào đồ của bạn không?

Với tôi thì có đấy. Từ khi chúng phát triển với móng vuốt dần dài ra. Mèo con thường cắn gặm mọi thứ trong nhà. Nó còn cào tường, ghế và thậm chí là cào cả tôi.

Sau khoảng thời gian ấy, tôi đã tìm hiểu được khá nhiều kiến thức để khiến Mèo ngừng cắn gặm và cào đồ.

Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng như tôi trong quá trình nuôi chú Boss xinh xinh thì bài viết này bổ ích lắm đó.

I, BẠN LÀM GÌ KHI MÈO CẮN GẶM VÀ CÀO ĐỒ?

1. BÌNH TĨNH.

“Đừng làm gì khi đang tức giận”. Câu nói ấy thực sự cần đến trong lúc này.

Bạn đừng làm gì cả, đừng la mắng, đừng đánh Pet, đừng lớn tiếng. Vì Mèo không hiểu chuyện như nào đâu?

Việc bạn tức giận như vậy chỉ làm chúng dần xa lánh bạn mà thôi. Có chăng, chỉ là bạn không chơi với Mèo nữa, không dành phần thưởng cho chúng nữa.

2. THỐNG NHẤT THÁI ĐỘ VÀ RỜI KHỎI TÌNH HUỐNG.

Bạn cần tỏ thái độ không bằng lòng để Mèo dần hiểu ra kỉ luật răng như vậy là sai. Và đồng hành với bày tỏ thái độ là hành động thật nhanh để rời khỏi móng vuốt của Mèo.

Hãy bảo vệ lấy mình trước khi bạn bị tổn thương.

huấn luyện mèo

Huấn luyện mèo không cắn đồ

3. ĐỂ MÈO RỜI ĐI

Bạn cần đặt mình vào địa vị của Mèo khi ấy. Chắc hẳn với thái độ không bằng lòng của bạn, chúng sẽ tỏ ra tức giận và gầm gừ.

Tuyệt đối không đuổi đánh chúng, mà hãy để cho chúng rời đi. Cũng đừng cho mèo ăn trong khoảng 30 phút sau lần cắn gặm và cào đồ.

Vì rất có thể chúng sẽ hiểu nhầm đó là phần thưởng, và hành động kia là đúng.

4. HÀNH ĐỘNG

Sau khi bị mèo cắn gặm hay cào đồ, bạn cần kết hợp cử chỉ và hành động. Hãy nói “KHÔNG” hoặc “ĐI” với giọng nghiêm khắc và tông giọng cao.

Cần phân biệt nhé: đây hoàn toàn khác với la mắng hay lớn tiếng. Nó là tầm vừa đủ để Mèo hiểu ra vấn đề.

Bên cạnh đó, là hạnh động chỉ tay và nhìn thẳng mắt vào Mèo. Nó sẽ khiến Mèo hiểu sự thống trị của bạn và Mèo cần làm những hành vi tốt thay vì cắn gặm và cào đồ.

Sau đó, nhanh chóng đứng dậy và rời đi thật nhanh. Bạn phải thật dứt khoát. Nhiều lần lặp lại hành động ấy, là bạn đang thực hiện huấn luyện mèo ngừng cắn gặm và cào đồ đó.

II, PHÒNG NGỪA MÈO CẮN GẶM VÀ CÀO ĐỒ.

Bạn cần phòng ngừa việc mèo cắn gặm và cào đồ khi nó chưa xảy ra thay vì giải quyết vấn đề khi nó là việc đã rồi.

1. DIỄN NÀO!

Ở những lần mèo cắn tay bạn, dù rất nhẹ nhàng - đó là những lần cắn yêu. Hãy tỏ ra là bạn bị đau, ấn ngược tay lại phía chúng. Mèo sẽ thấy rất khó chịu và sẽ không cắn bạn nữa.

Từ những lần nhẹ nhàng bạn đã phòng ngừa như vậy, thì chẳng thế có lần mạnh bạo hơn đâu.

2. HỢP TÁC!

Mèo ở tuổi phát triển sẽ luôn luôn thích nghịch ngợm, cắn gặm và cào đồ. Vậy nên thay vì cấm hẳn, bạn hãy tạo điều kiện để chúng được cắn gặm và cào đồ với những vật được chỉ định.

Ví dụ như đồ chơi, như trục cào, …

Vừa giúp Mèo thoải mái cào, vừa giúp Mèo có thể làm móng bớt sắc tránh nguy hiểm cho chúng ta.

Không những thế, bạn cần phải sắp xếp thời gian để chơi với Mèo. Sắp xếp thời gian cho Mèo chơi đùa với đồ chơi với trục cào nhiều hơn.

huấn luyện mèo

Huấn luyện mèo không cắn đồ

4. NÊN TRIỆT SẢN KHÔNG?

Chuyện này tôi không khuyện bạn là nên hay không nên. Mà tôi chỉ muốn đưa ra các kiến thức để bạn quyết định.

Mèo khi chưa triệt sản thường có tính cách mạnh mẽ, hưng tợn đặc biệt là những khi chúng muốn chiếm giữ cái gì đó, đặc biệt là bạn tình. Vậy nên, việc hung dữ và gầm gừ cắn gặm và cào đồ càng có xác suất xảy ra nhiều hơn.

5. NHẬN BIẾT DẤU HIỆU!

Bạn nên hiểu Mèo lúc nào là đang gây hấn. Hãy thật tinh tế quan sát từng cử chỉ nhỏ nhất nhé!

  • Đầu tiên là con ngươi giãn ra, lông xù lên và ngừng kêu rừ rừ. Mèo cũng có thể gầm gừ trong cổ họng, rên nho nhỏ hoặc kêu rít.
  • Thứ hai là đôi tai mèo có thể ép sát ra đằng sau, bộ ria vểnh lên phía trước, hai mép miệng kéo ra sau và hơi mở miệng.

III, VẬY NGUYÊN NHÂN LÀ GÌ?

1. NGUỒN GỐC?

Mèo nhà bạn là giống mèo gì?

Mèo khi sinh ra có được mèo mẹ chăm sóc không?

Đây là 2 câu hỏi cần có câu trả lời, bạn sẽ hiểu được khá nhiều đó đấy.

Giống mèo sẽ quyết định phần nào tính cách của mèo. Hiền từ, kiên nhẫn hay cáu kỉnh, lạnh lùng…

Mèo nếu mồ côi mẹ từ sớm thì sẽ không được mèo mẹ chỉ dạy cho các cách ứng xử với tình huống. Vậy nên thường thì chúng luôn hung tợn và dữ dằn.

2. NHÌN NHẬN TRẠNG THÁI

Các trạng thái thường gặp khi mèo có thể cắn gặm và cào đồ như:

  • ĐANG CĂNG THẲNG HOẶC LO SỢ?

Mèo khi này sẽ luôn trong trạng thái “tự vệ” và “nổi giận” nên việc cắn gặm và cào đồ một cách mạnh bào hoàn toàn có thể xảy ra.

  • MÈO ĐANG ĐÙA QUÁ TRỚN?

Mèo là động vật tinh nghịch, nên khả năng đùa quá trớn dẫn đến cào tay bạn cũng là khả năng rất dễ xảy ra.

  • MÈO ĐANG ỐM ĐAU, BỆNH TẬT?

Dành sự quan tâm của bạn đến Pet lớn đến thế nào thì bạn phải hiểu Mèo có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe không? Tình trạng sức khỏe sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và thái độ. Khi nó quá ổn định có thể dẫn đến tình trạng tăng động, đùa quá trớn. Còn lúc ốm đau thì mèo lại có thể nổi giận vô cơ,…

Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ được bán trên thị trường. Đó là những bình xịt chống cào đồ. Nó có tác dụng khi ta xịt vào đồ đạc nào đó, Mèo sẽ không bao giờ cắn gặm và cào đồ đó nữa.

Chúc bạn sẽ có những phương án và kế hoạch thích hợp để huấn luyện mèo ngừng cắn gặm và cào đồ.

FamiPet 209 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Link facebook: https://www.facebook.com/famipet.vn/

HotLine: 0912 14 66 22

Hotline: 0865056669
popup

Số lượng:

Tổng tiền: