Chia sẻ kinh nghiệm về chế độ ăn cho chó và dinh dưỡng cho chó có sức khỏe tốt?

Thứ Mon,
18/02/2019
Đăng bởi Fami Pet

Chế độ ăn cho chó và dinh dưỡng cho chó đúng cách là hết sức quan trọng. Đa số người Việt Nam có thói quen "chủ ăn gì, chó ăn nấy", bữa ăn không đều. Thậm chí đôi khi chủ đi vắng vài ngày và quên không cho chó ăn! Những điều này ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và sức khỏe của cún yêu.

Boss của bạn chắc hẳn cũng rất buồn khi Sen của mình lại "bỏ bê" mình như vậy! Các bạn nên nhớ dù có bận thế nào thì cũng nên để ý tới cún cưng của mình, ít nhất là tới bữa ăn của các bé.

FamiPet xin cung cấp cho bạn các lưu ý về chế độ ăn cho chó và dinh dưỡng hợp lý để các bé cún có một sức khỏe thật tốt nhé!

1. Chế độ ăn cho chó theo độ tuổi

Độ tuổi của chó là điều quan trọng để thiết kế ra một chế độ ăn cho chó hợp lý.

  • Chó con sơ sinh nên được bú mẹ cho đến khi chúng khoảng 6 - 8 tuần tuổi, bởi trong sữa mẹ có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cún con để chúng có thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên khi chó khoảng 4 - 6 tuần tuổi, bạn có thể cho chó 1 lượng nhỏ thức ăn được làm mềm. Cho chó ăn 3 - 4 lần/ngày từ 1 - 2 tuần sẽ giúp chó dần cai sữa.

 Chế độ ăn cho chó theo độ tuổi 1

  • Khi 8 tuần tuổi, bạn có thể tăng thêm đồ ăn như các đồ thịt xay, rau củ xay nhỏ trộn thêm. Nên cho chó con của bạn ăn 3 - 4 bữa/ngày.
  • Khi 12 – 16 tuần tuổi, con chó có thể rút số bữa chỉ ăn 2 - 3 lần/ngày. Và tăng khẩu phần ăn cho chó mỗi bữa lên một chút
  • Sau 6 tháng tuổi, chó của bạn có thể chỉ ăn 2 bữa một ngày. Nếu bận rộn quá có thể dùng các loại thức ăn cho chó nhỏ để làm bữa chính.
  • Chó có thể chuyển sang thức ăn cho chó lớn khi 12 tháng tuổi. Với giống chó lớn và khổng lồ có thể chuyển sang thức ăn của chó lớn khi 18 – 24 tháng tuổi.

2. Chế độ ăn cho chó theo loại chó

Giống chó ảnh hưởng không nhỏ đến chế độ ăn cho chó của bạn:

  • Giống chó nhỏ (như Chihuahua, Phốc, Boo,...) dễ bị hạ đường huyết khi không được ăn đầy đủ. Cần cho chó ăn thường xuyên từ 4 - 5 lần/ngày cho tới khi chó được khoảng 16 tuần tuổi để tránh hạ đường huyết. Thức ăn cho chó nhỏ bao giờ cũng sẽ ít béo và có lượng dinh dưỡng thấp hơn
  • Giống chó lớn và khổng lồ (như chó Phú Quốc, Becgie, Husky,...) dễ bị đầy hơi. Vì vậy nên cho chó ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Một bữa ăn quá no rất có thể sẽ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Và hầu như thức ăn cho chó lớn đều có hàm lượng dinh dưỡng cao. Các loại đồ ăn cho chó lớn bao giờ cũng có hàm lượng đạm và béo nhiều hơn.

 3. Chế độ ăn cho chó theo loại thức ăn

Chế độ ăn cho chó còn bao gồm hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn. Tùy thuộc vào các loại thức ăn có nhiều đạm, nhiều calo thì dành cho những loại chó khác nhau.

  • Chó con: nên ăn thực phẩm giàu canxi, protein và calo hơn chó trưởng thành. Có một số loại thức ăn dành riêng cho giống chó to, chó vừa và chó nhỏ
  • Thực phẩm dành cho chó trưởng thành ít calo hơn, hạn chế tăng trưởng nhanh của xương để hỗ trợ ngăn ngừa viêm khớp và các bệnh xương. Chế độ ăn cho chó theo loại thức ăn 2

 4. Chế độ ăn cho chó theo lượng thức ăn trong một bữa

Hầu hết chó sẽ ăn nhiều nhất có thể trong khoảng 10 - 15 phút. Một số chó giống nhỏ có thể không ăn đủ lượng thức ăn nó cần nếu nó bị phân tâm, ham chơi hoặc cần đi vệ sinh. Chúng cần có một bữa ăn thêm trong ngày để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và calo.

5. Chế độ ăn cho chó theo bệnh lý

Những chú chó con hồi phục sau khi bị bệnh (như bệnh đường ruột, bệnh do virus, bệnh hô hấp,...) thường thiếu cân. Vì vậy cần tăng thêm một bữa ăn ngày và bổ sung calo để giúp chúng tăng cân và phục hồi nhanh hơn. Những loại thức ăn cho chó ồm cũng thường sẽ dễ tiêu hóa và mềm hơn. 

6. Chế độ ăn cho chó theo mức độ hoạt động

Mức độ hoạt động là một yếu tố quan trọng để xác định chế độ ăn cho chó.

  • Chó tích cực hoạt động (như chó chăn gia súc và chó săn mồi): cần một bữa ăn thêm trong ngày, có thể dùng thêm thực phẩm đóng hộp để đáp ứng đủ nhu cầu calo. Chó cảnh nhỏ cũng cần được bổ sung một bữa ăn nhỏ để ngăn ngừa hạ đường huyết như đã nói ở trên. Những chú chó chăm hoạt động, hay đùa nghịch sẽ rất thích các loại bánh thưởng, đồ ăn vặt cho chó đó ạ.
  • Chó lười hoạt động: có thể giảm số lượng bữa ăn để tránh thừa cân. Những chú chó lười hoạt động thì chế độ ăn cũng có lượng béo vừa phải.

7. Chế độ ăn cho chó sau khi triệt sản

Hầu hết chó sau khi triệt sản, tốc độ trao đổi chất sẽ giảm. Cần giảm nhẹ lượng thức ăn cho mỗi bữa ăn của cún. Chó bị thừa cân cần giảm số lượng bữa ăn một ngày để tránh béo phì. Thức ăn cho chó triệt sản cũng cần tránh các loại thức ăn tươi, nó rất nhạy cảm trong giai đoạn này, nhất là loại thức ăn chó hay bị giun, sán,...

8. Một số lưu ý nhỏ khi thiết kế chế độ ăn cho chó

  • Không bao giờ cho con vật ăn đồ đã ôi thiu.
  • Cho chó gặm những khúc xương để làm sạch răng cũng như giúp vật cảm thấy vui tươi hơn.
  • Chó cần ăn đủ lượng thịt trong ngày. Khẩu phần ít thịt cần lưu ý tăng lượng đạm cân thiết.
  • Tuyệt đối không bao giờ cho cún ăn xương nhỏ
  • Không cho chó ăn thức ăn có trộn hành lá, hành củ
  • Mực và Bạch tuộc làm chó rất khó tiêu.
  • Không lạm dụng đồ hộp, chỉ nên thỉnh thoảng mới cho ăn thức ăn chó dạng hộp.

Xây dựng chế độ ăn cho chó đầy đủ dinh dưỡng và dưỡng chất sẽ giúp cún cưng khỏe mạnh, lanh lợi hơn. Trên đây là một vài cách để thiết kế cho bé yêu một chế độ ăn hợp lý. Hy vọng với những thông tin trên sẽ có ích cho các bạn trong việc nuôi dạy cún cưng.

_____________________________________________

Link facebook: https://www.facebook.com/famipet.vn/

Hotline: 0912 14 66 22​​​​​​​

Địa chỉ: 209 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Viết bình luận:
Hotline: 0865056669
popup

Số lượng:

Tổng tiền: